Quá trình đưa đi cấp cứu người phụ nữ có biểu hiện hôn mê sâu. Do phát hiện kịp thời và đưa đi cấp cứu nhanh chóng nên người phụ nữ trên đã qua cơn nguy kịch và không ảnh hưởng đến tính mạng. Đến khoảng 19h00 cùng ngày, người phụ nữ trên đã hồi phục và tỉnh lại.
Qua nói chuyện động viên tâm sự, được biết người phụ nữ tên Nguyễn Thị Hằng, sinh năm 1979, trú tại thành phố Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên). Bản thân chị Hằng bị mắc bệnh tim nên sức khỏe kém nhưng do công việc nên chị phải điều khiển xe đi một mình.
Sau khi được bác sỹ điều trị cho biết sức khỏe chị đã ổn định, Tổ công tác đã đưa chị cùng xe ô tô 20A-167.22 về nhà an toàn và giao lại cho gia đình tiếp tục theo dõi sức khỏe.
Cảm kích trước hành động của lực lượng CSGT, gia đình chị Hằng xúc động chia sẻ: “Gia đình tôi vô cùng cảm ơn lực lượng CSGT đã phát hiện và giúp đỡ. Nếu không có sự hỗ trợ kịp thời, không biết hậu quả gì xảy ra. Một lần nữa xin cảm ơn lực lượng CSGT và chúc các đồng chí và gia đình sức khỏe, bình an, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, luôn là chỗ dựa vững chắc của Nhân dân…”
Hoàng Hiệp
Bạn đã từng gặp tình huống thót tim khi lái xe? Hãy chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Dưới đây là một số lỗi nguy hiểm tài xế thường mắc phải khi di chuyển trên đường cao tốc .
" alt=""/>Nữ tài xế đột ngột đau tim trên cao tốc, thò tay qua cửa xe cầu cứuTrong đó, Bộ Y tế đã công bố có 37 ca mắc Covid-19 thuộc chuỗi lây nhiễm Hội thánh truyền giáo Phục Hưng, 5 ca liên quan người phụ nữ bán hàng ăn ở quận 3 và 2 ca là hai nhân viên kiểm toán.
Một chuỗi mới liên quan đến cặp vợ chồng làm ở ngân hàng dương tính với SARS-CoV-2 với 4 trường hợp. Ngoài 2 vợ chồng trên, 2 F1 có kết quả dương tính lần 1, chờ kết quả xét nghiệm khẳng định gồm con trai 3 tuổi và nữ đồng nghiệp làm chung với người vợ, ngụ tại TP Thủ Đức.
![]() |
Một điểm phong tỏa mới ở TP Thủ Đức liên quan đến dịch Covid-19 |
Hiện ngành chức năng TP.HCM tiếp tục điều tra truy vết các trường hợp tiếp xúc. Các trường hợp tiếp xúc gần F1 chuyển cách ly tập trung, lấy mẫu xét nghiệm khẩn; F2 cách ly tại nhà, lấy mẫu xét nghiệm. Đồng thời, ngành y tế thực hiện xét nghiệm mở rộng các địa điểm liên quan đến bệnh nhân để đánh giá nguy cơ lây nhiễm.
Dưới đây là danh sách 44 điểm được (HCDC) khuyến cáo người dân đang ở hoặc từng đến cần phải cách ly tại nhà theo quy định.
44 điểm liên quan dịch Covid-19 ở TP.HCM. Ảnh: HCDC
Đến 22h ngày 28/5, TP.HCM nâng cấp độ giám sát từ cách ly tại nhà lên cách ly tập trung gồm người liên quan tới tầng 6 tòa nhà Concentrix, Công viên Phần mềm Quang Trung, quận 12 và nhà thờ Hội thánh truyền giáo Phục Hưng, Nguyễn Văn Công, quận Gò Vấp.
CDC cũng bổ sung thêm 5 điểm giám sát người dân ở và đến các khu vực dưới đây phải tự cách ly tại nhà:
- Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn, Phú Nhuận từ 9h - 11h ngày 27/5
- Hẻm 80 Lưu Chí Hiếu, Tây Thạnh, Tân Phú
- 23C Lũy Bán Bích, Tân Thới Hòa, Tân Phú
- Lô B, Chung cư Sen Xanh (Lotus Garden) số 36 Trịnh Đình Thảo, Hòa Thạnh, Tân Phú
- Điểm bầu cử Đại học Công nghệ Thông tin, Tân Phú từ 17-17h30 ngày 23/5.
Hai khu vực không còn trong danh sách điểm nóng:
- Hẻm 129 Tam Đông 2, Thới Tam Thôn, H. Hóc Môn
- 74/2/4 Đường 36, P. Linh Đông, Q. Thủ Đức
Tuấn Kiệt
Liên quan cặp vợ chồng là nhân viên ngân hàng dương tính với SARS-CoV-2, ngành y tế TP.HCM ghi nhận con trai và nữ đồng nghiệp của người vợ cũng dương tính.
" alt=""/>Người dân phải tự cách ly nếu đến 44 điểm liên quan dịch CovidAnh nhanh chóng phác họa lại ý tưởng ngay trên điện thoại, sau đó bàn bạc với 3 đồng nghiệp khác để bắt tay vào thực hiện bản mô phỏng.
Thiết bị tiếp nước được tạo bởi nguyên liệu rất dễ kiếm, sẵn có ở tất cả cơ sở y tế với giá thành chỉ khoảng 10 nghìn đồng cho một sản phẩm.
Hai chai nước đựng trong túi vải, treo ở hai bên thắt lưng theo hướng chúc ngược. Một bộ dây nhựa (thường dùng để truyền thuốc, đã vô khuẩn) được cắm thẳng, cố định vào nắp chai, sau đó đưa theo áo đi lên trên, vòng qua vành tai đến sát miệng. Đầu ống gắn cố định vào dây đeo khẩu trang bằng băng dính.
Khi khát nước, nhân viên y tế chỉ cần hút nhẹ đầu ống, nước sẽ tự chảy. Trường hợp chai bị hóp do lực hút mạnh, thổi lại vào chai lượng hơi tương đương, bình nước sẽ phồng lên. Nếu không có túi vải, có thể thay thế bằng túi nilon, sau đó treo chai nước vào đỉa quần.
Nhóm 4 người của bác sĩ Hiếu chia nhau làm từng đầu việc, người may túi đeo, người thử nghiệm cắm dây truyền vào chai nước, người trực tiếp sử dụng sản phẩm trong bộ đồ bảo hộ nhiều tiếng đồng hồ.
Sau đúng 2 ngày, sản phẩm mô phỏng đã được hoàn thiện. Nhóm tặng các thiết kế đầu tiên cho y bác sĩ thực hiện nhiệm vụ chống dịch tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái, các đoàn của Bệnh viện chi viện cho tâm dịch Bắc Giang, Bắc Ninh.
Một số mẫu cũng được gửi tặng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang để thử ứng dụng.
Từ khi có bình tiếp nước, nhiều y bác sĩ tâm sự không chỉ mang theo nước lọc để giải khát, mà còn có thêm nước đường, nước hoa quả phòng tình huống đói lả khi phải làm việc quá giờ ăn.
“Mong muốn lớn nhất của tôi là trợ giúp anh em đồng nghiệp đang phải ngày đêm chống dịch tránh được tình trạng say nắng, say nóng trong điều kiện thời tiết quá khắc nghiệt như hiện tại. Tôi cũng hy vọng dịch bệnh sớm qua để mọi người trở lại với công việc, cuộc sống bình thường, không cần phải dùng đến những biện pháp này nữa”, bác sĩ Hiếu chia sẻ.
Nhân viên y tế làm nhiệm vụ xét nghiệm Covid-19 sử dụng bình tiếp nước của nhóm bác sĩ Hiếu
Bộ quạt làm mát chạy 6 tiếng liên tục bên trong trang phục chống dịch
Kỹ sư Lưu Thiện Trường, Phòng Vật tư Thiết bị y tế, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương cơ sở Giải Phóng cho biết, bộ quạt làm mát có trọng lượng khoảng 350-400g, cấu tạo gồm 2 chiếc quạt nhỏ, 1 pin dự phòng, 1 cáp nối, 1 sạc nguồn và 1 dây đai.
Trước khi mặc đồ phòng hộ, y bác sĩ chỉ cần đeo quạt lên thân người, cắm nối đầu cáp với pin dự phòng, sau đó bật quạt bằng cách nhấn giữ nút nguồn. Quạt chạy liên tục được 6 tiếng, có thể điều chỉnh tốc độ để vừa đủ mát.
Kỹ sư Trường chia sẻ, anh cùng Ths Lê Đức Lịch Sử, Phó Phòng Vật tư Thiết bị y tế có ý tưởng về thiết bị này vào khoảng giữa tháng 5, khi thời tiết bắt đầu nóng hơn.
“Taị cơ sở Đông Anh, đồng nghiệp của chúng tôi vẫn đang làm nhiệm vụ chống dịch. Nắng nóng khắc nghiệt nhưng các bạn ấy phải mặc đồ phòng hộ 6 tiếng khi vào ca. Rồi ở tâm dịch Bắc Giang, báo chí đưa tin nhiều nhân viên y tế kiệt sức, ngất xỉu ngay trong ca làm. Chúng tôi nghĩ phải nhanh chóng tìm được giải pháp để giúp họ phần nào”, anh Trường nói.
Hướng dẫn đeo bộ quạt làm mát trước khi mặc đồ phòng hộ
Nhóm lên ý tưởng về một bộ thiết bị đơn giản, tiện lợi nhất để có thể nhanh chóng đưa vào sử dụng thực tế. Ngoài đóng góp của bản thân, để có đủ kinh phí thực hiện các sản phẩm, các kỹ sư kêu gọi thêm sự ủng hộ của bạn bè.
Khi đeo trên người, bộ quạt làm mát có công dụng thổi bớt mồ hôi và hơi nóng, khiến chúng không ứ đọng ở một chỗ. Từ đó, y bác sĩ sẽ giảm cảm giác ngứa ngáy, ẩm ướt do mồ hôi, cơ thể dễ chịu hơn.
Hiện nhóm đã hoàn thiện xong 40 bộ sản phẩm, gửi cho các đồng nghiệp ở Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh và tặng một số mẫu cho các bệnh viện khác thử nghiệm.
Kỹ sư Trường cho biết đây là giải pháp trước mắt. Nhóm cũng đang có ý tưởng thiết kế sản phẩm lấy năng lượng gió từ bên ngoài để làm mát tốt hơn. Tuy nhiên, sáng kiến này còn trong giai đoạn nghiên cứu bởi mất nhiều thời gian hơn, phức tạp hơn.
Nguyễn Liên
Dưới nhiệt độ khắc nghiệt, để giảm bớt cảm giác nóng bức khi mặc đồ bảo hộ nhiều tiếng đồng hồ, các thành viên đội lấy mẫu phải dùng đá lạnh chườm lên người.
" alt=""/>Những sáng kiến đặc biệt giúp y bác sĩ tránh kiệt sức khi mặc đồ phòng hộ phòng dịch Covid